Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình


LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - Phần I


Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì? Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình? Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có gì khác với lập Báo cáo nghiên cứu khả thi? Đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân thì quy định như thế nào?

Liên hệ:
 CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (08)22 142 126 – 0903 649 782 – 0907 95 78 95 
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.lapduan.com
  1. Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định.
  2. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.
  3. Khác với báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình được phân định rõ thành hai phần: thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Thiết kế cơ sở của các loại dự án dù ở quy mô nào cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án, theo quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 9 Nghị định số 16/CP. Mặt khác, về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án xây dựng công trình được quy định chặt chẽ và có yêu cầu cao hơn, đồng thời là một yêu cầu trong nội dung thẩm định dự án theo quy định tại khoản 7 Điều 10, Điều 53 và 54 Nghị định 16/CP.
  4. Theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật Xây dựng khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ của dân chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng.
Vậy, dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu quả thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc. Cụ thể:
  1. Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư;
  2. Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;
  3. Lựa chọn hình thức đầu tư;
  4. Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện:
  1. Báo cáo tiền khả thi;
  2. Báo cáo khả thi;
Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi.
Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm:
  1. Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn;
  2. Quy mô dự án và hình thức đầu tư;
  3. Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư ,nhân công,...) được phân tích, đánh giá cụ thể;
  4. Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở,...
  5. Lựa chọn các phương án xây dựng;
  6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi;
  7. Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án;
  8. Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trường hợp báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
Nội dung của Báo cáo khả thi:
  1. Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư;
  2. Mục tiêu đầu tư;
  3. Địa điểm đầu tư;
  4. Qui mô dự án;
  5. Vốn đầu tư;
  6. Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
  7. Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;
  8. Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án;
  9. Các hình thức quản lí dự án;
  10. Hiệu quả đầu tư;
  11. Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;
  12. Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả, tính tối ưu,...
Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án. Đặc biệt, nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư,...) tham gia ngay từ khâu lập dự án.
Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường chiếm 5% kinh phí dự án, có khi lên tới 15 - 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp).
Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời, gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.
Trên đây là những vấn đề cơ bản, là cái sườn để lập một dự án đầu tư, nó sẽ có sự thay đổi điểm này hoặc điểm khác khi áp dụng vào một lĩnh vực đầu tư cụ thể trong thực tế.
Chúng tôi hy vọng có thể giúp ích cho các nhà đầu tư với những thông tin trên đây.


Liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (08)22 142 126 – 0903 649 782 – 0907 95 78 95
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.lapduan.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét