Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Bài học về sự thành công

 Bài Học Từ Loài Kiến!
Thứ nhất: Kiến không bỏ cuộc. Đó là một triết lý đơn giản nhưng rất hữu hiệu. Nếu một con kiến đang đi về một hướng nào đó, và chúng ta tìm cách chặn đường chúng, Kiến sẽ tức thì tìm cho mình một con đường khác. Chúng trèo qua chướng ngại, chui xuống dưới hoặc chui vòng sang bên hông. Chúng không ngừng tìm kiếm một giải pháp khác để vượt qua chướng ngại vật phía trước. Quả là một triết lý gọn gàng và đơn giản: không ngừng tìm kiếm hết cách này đến cách khác để tiến đến mục tiêu mà chúng ta nhắm tới.

Thứ hai, Kiến luôn chuẩn bị cho mùa đông trong suốt mùa hè. Đó là một góc nhìn nhận quan trọng. Bạn không thể quá ngây ngô tin rằng nắng ấm sẽ kéo dài mãi mãi. Vì vậy Kiến làm việc chăm chỉ để tích lũy thức ăn cho mùa đông trong mùa hè. Một lời khuyên từ xa xưa đã dạy: “Đừng xây nhà trên cát vào mùa hè!” Tại sao chúng ta lại cần lời khuyên này? Đơn giản là vì chúng ta cần tiên liệu trước. Trong mùa hè nắng ấm, bạn phải tiên liệu được giá lạnh và mưa bão mùa đông!

Thứ ba, Kiến luôn tin vào mùa hè trong suốt mùa đông! Điều này rất quan trọng. Trong suốt mùa đông giá rét, Kiến tự nhắc mình: “Mọi thứ sẽ sớm qua thôi, và chúng ta sẽ không phải cầm cự quá lâu!”. Và ngày nắng ấm đầu tiên, những con Kiến lại lên đường. Nếu trời lạnh trở lại, chúng sẽ lại chui vào hang, nhưng chúng sẽ quay trở lại ngay khi trời trở ấm! Chúng không thể đợi để lại được làm việc!

Cuối cùng, Kiến sẽ tích lũy bao nhiêu lương thực trong mùa hè để chuẩn bị cho mùa đông? Câu trả lời là “nhiều hết ga có thể”. Đây là một triết lý tuyệt vời, “nhiều hết ga có thể”! Hãy học hỏi loài Kiến trong lần tiếp theo nếu bạn tự hỏi mình: Tôi nên đọc bao nhiêu cuốn sách? Tôi nên chạy bao xa? Tôi nên làm việc đến mức nào? Tôi nên yêu thương đến mức nào? Câu trả lời luôn là: “Nhiều hết ga có thể!”

Ngày hôm nay, dù các bạn đang ở trong mùa đông hay mùa hè, đang chiến đấu hay đang dưỡng sức, hãy nhớ về những chú Kiến và thừa hưởng sự khôn ngoan của chúng nhé! Những triết lý rất giản dị đúng không?
Thành công cũng giản dị như vậy thôi: Không bỏ cuộc, Tiên liệu trước, Luôn lạc quan và Nhiều hết ga có thể!


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (08 22 142 126 - 0914526205
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.lapduan.com  - 
http://vn.360plus.yahoo.com/thanhnv93


Hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

1. Đối tượng Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ:
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… thực hiện việc giám sát môi trường định kỳ 6 tháng/lần hoặc 3
tháng/lần.
2. Mô tả công việc:
-    Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
-    Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm.
Đánh giá chất lượng môi trường.
-    Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
-    Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
-    Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
-    Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng.
Nếu sau khi xem xong phần hướng dẫn này, doanh nghiệp còn phân vân hãy gọi cho chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ hướng dẫn tận tình và cụ thể để doanh nghiệp hoàn thành tốt những thủ tục môi trường vướng phải. Hãy gọi cho chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (08 22 142 126 - 0914526205
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.lapduan.com  - 
http://vn.360plus.yahoo.com/thanhnv93



Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Dự án Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: (08) 22 142 126 - 0903 649 782 - 0914526205
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: http://lapduan.com





CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----------- µ ----------



THUYẾT MINH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG THÀNH


ĐỊA ĐIỂM:              Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
CHỦ ĐẦU TƯ:      CÔNG TY TNHH XNK CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG THÀNH

                                                                                               CHỦ ĐẦU TƯ
                                                                                                               GIÁM ĐỐC







Quảng Bình - tháng 09 năm 2012

NỘI DUNG
CHƯƠNG I:       GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.................................................... 3
I.1.       Giới thiệu chủ đầu tư..................................................................................................... 3
I.2.       Mô tả sơ bộ dự án.......................................................................................................... 3
I.3.       Sản phẩm của dự án...................................................................................................... 3
I.4.       Cơ sở pháp lý triển khai dự án...................................................................................... 3
I.5.       Các tiêu chuẩn Việt Nam.............................................................................................. 5
CHƯƠNG II:     SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ................................................................. 6
II.1.     Mục tiêu đầu tư............................................................................................................. 6
II.2.     Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà máy................................................................. 6
CHƯƠNG III:    THỊ TRƯỜNG.............................................................................................. 8
III.1.    TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM........................................................... 8
3.1       Tổng Quan Về Nền Kinh Tế Vĩ Mô Việt Nam:............................................................ 8
3.2       Tình hình kinh tế xã hội................................................................................................ 8
3.3       Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình.............................................. 8
III.2.    Thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ............................................................................ 10
CHƯƠNG IV:    ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG............................................................................. 12
IV.1.    Mô tả địa điểm xây dựng............................................................................................ 12
IV.1.    Điều kiện tự nhiên........................................................................................................ 12
IV.1.1.               Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật................................................................................................ 13
CHƯƠNG V:      QUI MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN................................................................. 14
5.1       Hạng mục công trình của dự án.................................................................................. 14
5.2       Các hoạt động chính của dự án................................................................................... 14
5.3       Công nghệ chế biến gỗ................................................................................................ 14
CHƯƠNG VI:    QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM...................................................... 18
VII.4. Quy trình sản xuất gỗ ván ép....................................................................................... 18
CHƯƠNG VII:   PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG......................... 22
VII.1.  Phương án Vận hành nhà máy.................................................................................... 22
VII.2.  Phương án sử dụng lao động và chi phí tiền lương..................................................... 22
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY................................ 24
VIII.1. Tiến độ thực hiện......................................................................................................... 24
VIII.2. Giải pháp thi công xây dựng....................................................................................... 24
VIII.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG.................................................................................. 24
VIII.4. Hình thức quản lý dự án.............................................................................................. 25
CHƯƠNG IX:    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN.............................. 26
IX.1.    Đánh giá tác động môi trường.................................................................................... 26
IX.1.1.               Giới thiệu chung...................................................................................................................................... 26
IX.1.2.               Các quy định và các hướng dẫn về môi trường................................................................................ 26
2.1                    Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo............................................................. 26
2.2                    Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án............................................................................ 27
IX.1.3.               Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng trạm................................................................................ 29
IX.1.4.               Mức độ ảnh hưởng tới môi trường....................................................................................................... 30
IX.1.5.               Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.......................................... 31
IX.1.6.               Chương trình giám sát môi trường..................................................................................................... 33
IX.1.7.               Kết luận..................................................................................................................................................... 35
CHƯƠNG X:      TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................. 36
X.1.     Cơ sở lập Tổng mức đầu tư......................................................................................... 36
X.2.     Nội dung Tổng mức đầu tư......................................................................................... 36
CHƯƠNG XI:    VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN...................................................................... 44
XI.1.    Nguồn vốn................................................................................................................... 44
XI.2.    Phương án hoàn trả vốn vay....................................................................................... 45
CHƯƠNG XII:   HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.................................... 47
XII.1.  Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán....................................................................... 47
XII.2.  Các chỉ tiêu kinh tế của dự án..................................................................................... 56
XII.3.  Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội......................................................................... 56
CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 57
XIII.1. Kết luận....................................................................................................................... 57
XIII.2. Kiến nghị..................................................................................................................... 57




CHƯƠNG I:                                                                         GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1.             Giới thiệu chủ đầu tư

-      Tên công ty      :  Công ty TNHH XNK Công nghiệp Trường Thành
-      Địa chỉ             :  Xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
-      Giấy phép KD : 3100767559 do Sở KH và ĐT tỉnh Quảng Bình cấp ngày 25/07/2011.
-      Điện thoại         0523 817 333                       - Fax: 0523 817 333
-      Đại diện     :  Ông Lê Vũ Thành ;   Chức vụ: Giám Đốc

Công ty TNHH XNK Công nghiệp Trường Thành được thành lập và hoạt động từ 25/07/2011. Hiện đang có xưởng chế biến gỗ tại xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với tổng vốn đầu tư 2 tỷ đồng trên khu đất rộng 3.000m2 (2 lò sấy, 2 máy cưa xẻ CD, 02 máy cưa đĩa và máy cưa Ripsaw, 1 máy nâng 3 tấn phục vụ hoạt động, hệ thống văn phòng làm việc và nhà kho với diện tích 500m2). Công ty bắt đầu xây dựng cơ bản và lắp đặt máy móc thiết bị từ tháng 01/2012 đến 03/2012 hoàn thành đi vào hoạt động. Qua 6 tháng hoạt động, cty đã đạt được doanh thu trên 2 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho 20 công nhân trên địa bàn. Góp phần phát triển đa dạng ngành kinh tế trên địa bàn.

I.2.             Mô tả sơ bộ dự án

Công ty TNHH XNK Công nghiệp Trường Thành dự kiến đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ ván ghép thanh với diện tích khoảng 15.000 m2 tại Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

I.3.             Sản phẩm của dự án

Sản phẩm của dự án là các loại ván ghép thanh kích thước 1220mm x 2440mm. Với độ dày từ 12; 14; 16; 18; 20; 22; 24; 26mm. ….Sản phẩm được bán cho các đối tác kinh doanh đồ gỗ nội địa tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương... và bán cho các đối tác kinh doanh xuất khẩu gỗ ván ghép.

I.4.             Cơ sở pháp lý triển khai dự án

-        Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11.

-        Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

-        Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

-        Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

-        Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

-        Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

-        Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

-        Quyết định số 02/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2003 của Bộ Thương mại về chính sách thưởng xuất khẩu.

-        Thông tư số 122/1999/TT-BNN-PTLN ngày 28/7/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn về xuất khẩu chi tiết sản phẩm gỗ mỹ nghệ và sản phẩm mộc tinh chế hoàn chỉnh bằng gỗ rừng tự nhiên trong nước.

-        Quyết định số 47/1999/QĐ-BNN/KL ngày 12/3/1999 về kiểm tra vận chuyển sản xuất kinh doanh gỗ và lâm sản.

-        Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.

-        Quyết định số 45/2002/QĐ-BTC ngày 10/4/2002 của Bộ Tài chính quy định về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

-        Thông tư số 02/2000/TT –TCHQ ngày 14/4/2000 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với sản phẩm gỗ, lâm sản xuất khẩu và nguyên liệu gỗ, lâm sản nhập khẩu.

-        Quyết định 136/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản.

-        Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

-        Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

-        Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình và sản xuất đồ gỗ.

I.5.             Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án Nhà máy chế biến gỗ ván ghép thanh thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

-        Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

-        Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

-        TCVN 2737-1995         : Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;

-        TCXD 229-1999            : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;

-        TCXD 45-1978  : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

-        TCVN 5760-1993         : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

-        TCVN 5738-2001         : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

-        TCVN 2622-1995         : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;

-        TCVN-62:1995  : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;

-        TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

-        TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

-        TCVN 4760-1993         : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

-        TCXD 33-1985  : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

-        TCVN 5576-1991         : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

-        TCXD 51-1984  : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

-        TCVN 4474-1987         : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

-        TCVN 4473:1988          : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

-        TCVN 5673:1992          : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

-        TCVN  4513-1998        : Cấp nước trong nhà;

-        TCVN 6772        : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

-        TCVN 188-1996            : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;

-        TCVN 5502        : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

-        TCXDVN 175:2005      : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

-        11TCN 21-84     : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

-        TCXD 25-1991  : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

-        TCXD 27-1991  : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

-        TCVN-46-89      : Chống sét cho các công trình xây dựng;

-        EVN         : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).


CHƯƠNG II:                                   SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.1.          Mục tiêu đầu tư.

Ván ghép thanh (hay còn gọi là gỗ ghép) gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh thành tấm gỗ có bề mặt rộng. Từ sản phẩm gỗ ghép này có thể chế biến sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn.

Dự án “Nhà máy chế biến gỗ Công nghiệp Trường Thành” được xây dựng nhằm phát triển trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất ván ghép thanh lớn của Việt Nam với các tiêu chuẩn và chất lượng vượt trội. Bên cạnh việc duy trì phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu quen thuộc của ngành gỗ nước ta, doanh nghiệp còn mở rộng thị phần xuất khẩu sang các nước mới nhằm quảng bá và nâng cao vị thế thương hiệu ván ép Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ngoài việc hướng đến thị trường xuất khẩu, Công ty TNHH XNK Công nghiệp Trường Thành mở rộng thị phần nội địa bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ với sản phẩm chủ đạo là gỗ ván ghép thanh có qui mô lớn tại các Trung tâm đô thị chính như Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu. Tạo công ăn việc làm cho lao động nghèo tại địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người nông dân. Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Trở thành công ty hàng đầu trong sản xuất và phân phối dòng sản phẩm từ gỗ ván ghép thanh tại Việt Nam, đưa thương hiệu Việt ra Quốc tế.

II.2.                Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà máy

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ và Trung Quốc, sau đó đến các nước EU. Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ trên thế giới cũng có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là các nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam,…đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.

Nước ta có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam. Nếu không kể năm 2009 do khủng hoảng tài chính, ngành gỗ chế biến luôn có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2004 tăng 88% so với năm 2003 (vượt ngưỡng 1 tỷ USD), năm 2005 tăng 35%, năm 2006 là 24,5%... Mục tiêu đến năm 2020 là 7 tỷ USD, con số này có thể đạt nếu ngành gỗ tiếp tục có tăng trưởng 35%/năm. Theo Thống kê mới nhất của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam 7 tháng đầu năm cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng 22,98% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 2,5 tỷ USD. Tính riêng tháng 7/2012, xuất khẩu mặt hàng này đạt 395 triệu USD, tăng 25,8% so với tháng 7/2011. Kết quả này chứng tỏ năng lực ngành sản xuất chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã không ngừng cố gắng vượt mọi khó khăn để phát triển mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên Việt Nam trở thành nhà cung cấp đồ gỗ lớn thứ hai sau Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc cũng là những bạn hàng tiếp theo nhập khẩu nhiều sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên trong những tháng qua, xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng nhưng chỉ ở con số khiêm tốn vì chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới.. Cho thấy, ngàng chế biến gỗ tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh và trở thành một trong 5 mặt hàng chủ lực đem lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á.

Tại những thị trường xuất khẩu của Việt Nam luôn vấp phải những trở ngại do rào cản kỹ thuật của các nước, chi phí đầu vào tăng cao, giảm tính cạnh tranh so với các nước khiến cho sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam không thuận lợi. Năm 2012, được dự đoán mức tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới chỉ tăng 3,3% nhờ vào sự gia tăng tiêu dùng ở những nền kinh tế mới nổi. Hiện EU vẫn là thị trường đồ gỗ nội ngoại thất lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 44% trong cơ cấu hàng nhập khẩu thế giới. Tuy nhiên, dự đoán mức tiêu thụ đồ gỗ tính chung cho toàn EU sẽ giảm trong năm nay do suy thoái kinh tế. Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, Mỹ và EU đang đưa ra nhiều rào cản khắt khe. Luật Lacey của Mỹ đã áp dụng cho hàng đồ gỗ Việt Nam từ 1-10-2010 có nhiều quy định khắt khe về nguồn gốc, xuất xứ của gỗ và các sản phẩm gỗ. Quy chế mới của EU về tính hợp pháp của gỗ có hiệu lực vào tháng 3-2013. Điều này gây khó khăn cho nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp nước ta. Nhiều doanh nghiệp nhận định những rào cản từ thị trường tiêu thụ nước ngoài sẽ gây khó cho việc thực hiện kế hoạch đặt ra cho năm 2012 là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 11- 12% so với năm 2011. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 12,4 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU với 11,6 tỷ USD, chiếm 16,6% và tăng 48,4%; thị trường ASEAN đạt 9,7 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 29,2%; Trung Quốc đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 10,8% và tăng 58,7%; Nhật Bản đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 10,7% và tăng 36,3%. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn.

Hiện nay, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Vì vậy, dự án đầu tư xây dựng “ Nhà máy chế biến gỗ Công nghiệp Trường Thành” là rất khả thi, đây là lĩnh vực rất nhiều tiềm năng và lợi thế.

Xuất phát từ kết quả thăm dò nhu cầu sử dụng đồ gỗ. Công ty TNHH XNK Công nghiệp Trường Thành quyết định lập dự án đầu tư: Xây dựng Nhà máy chế biến gỗ Công nghiệp Trường Thành.