Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Định hướng quy hoạch dự án đầu tư

www.lapduan.com

www.lapduan.info


Các định hướng quy hoạch trong phần này chỉ mang tính gợi ý, có thể đề xuất ý tưởng khác tùy theo thực tế và điều kiện cụ thể của từng khu vực.
1. Quy hoạch theo tuyến:
1.1. Nguyên tắc chung: Xây dựng hình ảnh của Khu Công nghệ cao thông qua tuyến cây xanh đường nhánh và các dãy cây xanh dọc các tuyến đường chính.
- Tùy theo các phân khu chức năng mà đoạn đường đi qua để lựa chọn cây có hình dáng, màu sắc phù hợp, thể hiện ý tưởng, hình ảnh khu vực; cách thức bố trí phụ thuộc vào chiều rộng vỉa hè (vỉa hè <5m chỉ bố trí cây bóng mát với chiều cao và chiều rộng tán phù hợp, vỉa hè≥5m trồng cây bóng mát kết hợp đường đi bộ, thảm cây trang trí dọc bó vỉa) và đảm bảo an toàn kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng bên dưới;
- Đồng thời, tùy theo từng phân đoạn, lộ giới đường để lựa chọn, bố trí đèn chiếu sáng theo phân cấp, đồng bộ với giai đoạn I: bố trí đèn chiếu sáng trên dải phân cách, bố trí một bên, hoặc hai bên vỉa hè theo hình thức so le, song song...đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng (TCXDVN 259:2001 tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị), đảm bảo an toàn khi lưu thông.
* Lưu ý kết hợp với cây xanh - chiếu sáng dọc tường rào các công trình và mảng xanh trước mặt tiền các dự án, một số đoạn thì liên kết với dãy cây xanh dọc các kênh, sông để tạo hệ thống cảnh quan theo tuyến.
- Trồng dây leo ở các bờ tường, trụ cầu của hệ thống đường dẫn, cầu vượt để tạo thêm nhiều mảng xanh trên đường, cần có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo và bảo vệ tường, trụ cầu; bố trí đèn chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế.
- Tại vị trí các nút giao thông: trồng cây thấp, được cắt tỉa gọn, không ảnh hưởng tầm nhìn, ngăn cách tầm đèn pha của ôtô; có thể kết hợp trụ đèn chiếu sáng công suất lớn và biểu tượng đặc trưng để tạo điểm nhấn.
- Nghiên cứu cây xanh cảnh quan dọc sông, kênh gắn với công tác cải tạo, nắn chỉnh hướng tuyến: trong phạm vi hành lang an toàn thì giữ lại hoặc trồng mới các cây có tính chất giữ đất (cây dừa nước, cỏ lưỡi mác, cỏ cóc kèn, cây ô rô, dây leo, các cây thân gỗ như cây dầu, cây bần, cây dừa); một số đoạn làm bờ kè có bố trí điểm dừng chân, bến bãi, công trình phục vụ. Trên dãy cây xanh dọc các tuyến kênh, sông chỉ đề xuất đèn trang trí tại một số khu vực điểm nhấn, đèn chiếu sáng an ninh tại các cửa sông, kênh, hạn chế bố trí tại các vị trí không cần thiết (khu vực trồng cây dạng rừng, khu vực không khai thác sử dụng cảnh quan).
- Xây dựng hình ảnh Khu Công nghệ cao qua dãy cây xanh dọc tường rào giáp với các tuyến giao thông đối ngoại; bố trí đèn chiếu sáng có công suất lớn tại một số vị trí nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh khu vực, không bố trí dàn trải.
1.2. Định hướng:
1.2.1. Quy hoạch trục đường:
a) Trục đường chính D1: (Hình 1)
- Đoạn 1, từ cổng vào đến chân cầu vượt: hiện đã đầu tư, bố trí cây xanh cảnh quan kết hợp biểu tượng, biểu trưng gợi ý, theo quy hoạch, dự án được duyệt
à Đề xuất cải tạo: trồng cụm cây trang trí tại góc vỉa hè đầu đường D1, kết hợp trụ đèn, biểu tượng, mảng xanh khu G3-a làm điểm nhấn lối vào, dọc trục thì trồng thêm các cây đại mộc, tán rộng, tạo bóng mát trên vỉa hè dọc lối đi bộ; tại các điểm có công trình thì trồng thêm cây dạng thảm, cây thân cỏ có hoa (mười giờ, cỏ lạc, cúc dại) sát bó vỉa (hiện chỉ trồng cỏ), kết hợp với cây xanh ở mặt trước các công trình; Đề xuất nghiên cứu lại gạch lát lối đi bộ, bố trí thêm các điểm dừng chân, phục vụ người lao động khi có nhu cầu di chuyển giữa các công trình.
- Đoạn 2, cầu vượt qua đường Lê Văn Việt: hiện đã hoàn thành.
à Đề xuất cải tạo: trồng cây thấp, cây dạng thảm dưới chân cầu tạo mảng xanh (hiện lát gạch kín) kết hợp chiếu sáng trang trí; trồng các cây leo có tính bao che tại vị trí trụ cầu (cây vảy rồng); và dọc lề bộ hành trồng các cây dây leo (tóc tiên, đậu biếc, bông giấy,...);  
- Đoạn 3, từ chân cầu vượt đến cầu Rạch Cang: chỉ trồng 1 loại cây bóng mát có hoa đẹp 1 màu (như bằng lăng tím hoặc cây điệp, bò cạp nước có hoa màu vàng), mang tính báo hiệu chuẩn bị vào khu vực có tính chất đặc biệt; kết hợp lối đi bộ bằng thảm cây thân cỏ (mười giờ, cỏ lạc);
Dải phân cách trồng cây thấp, bụi hình dáng tự nhiên, ít duy tu, cắt tỉa, cây không có hoa hoặc cây có hoa màu sắc tương tự cây vỉa hè, tạo sự thống nhất; bố trí đèn chiếu sáng đồng bộ với đoạn I.
- Đoạn 4, từ cầu Rạch Cang qua khu công viên G7 – G8: bên phía vỉa hè có công trình (Đội PCCC và Nhà Văn hóa) thì bố trí cây xanh theo quy cách kỹ thuật, bên còn lại thì kết hợp cảnh quan khu công viên G8 để tạo cảnh quan dạng rừng: cây có hình dáng tự nhiên, tạo sự tầng bậc, không theo quy cách, khoảng cách trồng. Đèn chiếu sáng trên dải phân cách đồng bộ suốt tuyến, trồng cây bụi hình dáng tự nhiên.
- Đoạn 5 đi qua khu không gian khoa học: trồng cây xanh bóng mát, không có hoa, có tán rộng, cành vươn dài tạo sự mát mẻ, yên tĩnh; chú trọng bố trí thảm cây dọc bó vỉa kết hợp lối đi bộ, dãy cây xanh, mặt nước, đèn chiếu sáng, trang trí trong phạm vi khoảng lùi của Khu Không gian khoa học (sẽ được nghiên cứu cụ thể trong Quy hoạch cảnh quan tỷ lệ 1/500 của khu Không gian Khoa học).
- Đoạn 6, cầu qua sông Chẹt: tương tự hình ảnh cầu vượt: trồng cây dây leo trên trụ cầu, dây leo có hoa dọc đường bộ hành, thảm cây xanh dưới chân cầu… bố trí chiếu sáng hai bên thân cầu đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Đoạn 7, từ chân cầu qua sông Chẹt đến cổng đường vành đai ngoài: có thể bố trí cây xanh - chiếu sáng tương tự Đoạn 1, tạo không 

Quy hoach dự án đầu tư KCN cao

Tiêu chí quy hoạch cây xanh-chiếu sáng Khu Công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Tiêu chí quy hoạch) được ban hành, là cơ sở cho việc thực hiện quy hoạch xây dựng cây xanh-chiếu sáng, đảm bảo theo định hướng quy hoạch và phát triển của Khu Công nghệ cao trong tương lai, trước mắt là phục vụ cho việc đầu tư xây dựng hoàn thiện giai đoạn I, đồng bộ xây dựng hạ tầng theo quy hoạch giai đoạn II.
2. Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng bố trí, hiệu quả sử dụng, công tác quản lý và vận hành hệ thống cảnh quan Khu Công nghệ cao trong giai đoạn I; từ đó, từng bước điều chỉnh, rút kinh nghiệm, lập dự báo nhu cầu cho giai đoạn II, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa, lãng phí.
- Bám sát các tiêu chí quy hoạch và quy chế quản lý cây xanh cảnh quan giai đoạn I đã được phê duyệt, để vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng phân khu, phù hợp với định hướng phát triển chung của Khu Công nghệ cao.
- Quy hoạch cây xanh-chiếu sáng phải tạo được cảnh quan đặc trưng riêng nhằm xây dựng hình ảnh Khu Công nghệ cao thành phố, nhưng phải hài hòa, phù hợp với điều kiện tự nhiên, không làm thay đổi môi trường sinh thực vật địa phương, đặc biệt là ở các khu vực dọc các sông, kênh.
- Quy hoạch không chỉ tạo môi trường xanh, cải thiện vi khí hậu, giảm thiểu các chất ô nhiễm từ khói, bụi, tiếng ồn, sóng điện từ…mà còn tạo không gian thư giãn, sáng tạo cho người lao động, nghiên cứu, học tập trong khu vực.
- Quy hoạch cây xanh cảnh quan phải mang tính phục vụ cộng đồng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, góp phần vào việc hình thành khu đô thị khoa học công nghệ trong tương lai.
- Là cơ sở cho việc thực hiện chủ trương xã hội hóa cây xanh trong Khu Công nghệ cao, đảm bảo sự thống nhất về hình ảnh, phương thức đầu tư, quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống cây xanh cảnh quan, chiếu sáng khu vực; góp phần vào hoàn thiện quy hoạch phát triển chung của Khu Công nghệ cao thành phố. 
II. TIÊU CHÍ CHUNG:
Cùng với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và Quy chế quản lý Cây xanh cảnh quan Khu Công nghệ cao giai đoạn I (Quyết định số 158/QĐ-KCNC ngày 30/9/2009 và số 155/QĐ-KCNC ngày 01/7/2010) và Quy hoạch hệ thống chiếu sáng công cộng Khu Công nghệ cao giai đoạn I (Quyết định số 109/QĐ-KCNC ngày 15/7/2009), các tiêu chí quy hoạch dưới đây mang tính bắt buộc, là cơ sở pháp lý cho công tác nghiên cứu, lập và thẩm định quy hoạch, quản lý, triển khai các dự án cây xanh - chiếu sáng trong Khu Công nghệ cao.
1. Tiêu chí 1 - Sự phù hợp với định hướng quy hoạch và tính chất của Khu Công nghệ cao:
- Việc quy hoạch bố trí hệ thống cây xanh - chiếu sáng cần nghiên cứu dựa trên điều kiện thực tế đầu tư, khai thác sử dụng trong giai đoạn I, để tạo sự đồng bộ và thống nhất về hình ảnh, kỹ thuật áp dụng và phương thức quản lý;
- Căn cứ các chỉ tiêu trong các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500 liên quan đã được phê duyệt, để đề xuất tỷ lệ, mật độ xây dựng, giao thông trong khu công viên cây xanh (Phụ lục 1); tùy theo chức năng và mục đích sử dụng từng phân khu để đề xuất bố trí loại cây, đèn chiếu sáng, hệ thống cấp, thoát nước; lưu ý các vị trí đặc biệt như các khu có tính chất trang trọng, phạm vi hành lang bảo vệ dọc kênh, khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật (nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm, nhà máy điện,…), các công trình điểm nhấn.

* Đối với các khu vực kêu gọi xã hội hóa đầu tư: khi đề xuất phương án ý tưởng cho khu công viên cây xanh, cần nghiên cứu phạm vi, đối tượng phục vụ, đề xuất các giải pháp bảo vệ, sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu tiếp cận sử dụng dịch vụ trong khu công viên của nhiều đối tượng, vừa đảm bảo an toàn, an ninh cho các khu vực khác như khu sản xuất, văn phòng, nghiên cứu,…; đảm bảo hình ảnh, tính chất và định hướng phát triển của Khu Công nghệ cao.

www.lapduan.com 

chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc các phân khu cây xanh – mặt nước

www.lapduan.info

www.lapduan.com



Phụ lục 1: Thống kê chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc các phân khu cây xanh – mặt nước trong khu Công nghệ cao (Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 08/4/2008 của UBND thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu Công nghệ cao thành phố).
STT
Kí hiệu
Chức năng sử dụng đất
Diện tích
(ha)
MĐXD tối đa
(%)
Tầng cao tối thiểu
(tầng)
Tầng cao tối đa
(tầng)
Hệ số sử dụng đất tối đa


Khu cây xanh - mặt nước Giai đoạn I
55,02




1
G1
Cây xanh - mặt nước
2,05
10
1
2
0,1
2
G2
Cây xanh - mặt nước
2,61
10
1
2
0,1
3
G3
Cây xanh - mặt nước
18,64
10
1
2
0,1
4
G4
Cây xanh - mặt nước
3,63
10
1
2
0,1
5
G5
Cây xanh - mặt nước
0,99
10
1
2
0,1
6
G6
Cây xanh - mặt nước
3,93
10
1
2
0,1
7
G7
Cây xanh - mặt nước
11,1
10
1
2
0,1
8
G8
Cây xanh - mặt nước
10,02
10
1
2
0,1
9
G9
Cây xanh - mặt nước
1,73
10
1
2
0,1
10
G10
Cây xanh - mặt nước
0,32
10
1
2
0,1


Khu cây xanh - mặt nước Giai đoạn II
121,74




11
G11
Cây xanh - mặt nước
10,21
10
1
2
0,1
12
G12
Cây xanh - mặt nước
6,31
10
1
2
0,1
13
G13
Cây xanh - mặt nước
1,43
10
1
2
0,1
14
G14
Cây xanh - mặt nước
7,35
10
1
2
0,1
15
G15
Cây xanh - mặt nước
1,59
10
1
2
0,1
16
G16
Cây xanh - mặt nước
6,35
10
1
2
0,1
17
G17
Cây xanh - mặt nước
15,25
10
1
2
0,1
18
G18
Cây xanh - mặt nước
1,59
10
1
2
0,1
19
G19
Cây xanh - mặt nước
9,45
10
1
2
0,1
20
G20
Cây xanh - mặt nước
12,95
10
1
2
0,1
21
G21
Cây xanh - mặt nước
1,7
10
1
2
0,1
22
G22
Cây xanh - mặt nước
6,26
10
1
2
0,1
23
G23
Cây xanh - mặt nước
9,18
10
1
2
0,1
24
G24
Cây xanh - mặt nước
9,25
10
1
2
0,1
25
G25
Cây xanh - mặt nước
8,79
10
1
2
0,1
26
G26
Cây xanh - mặt nước
14,08
10
1
2
0,1


TỔNG CỘNG
176,76




* Số liệu, các chỉ tiêu cụ thể sẽ được cung cấp cho từng dự án
Phụ lục 2: Bảng phân loại cây bóng mát và các yêu cầu kỹ thuật (Phụ lục 1 ban hành lèm theo Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị).

Số TT
Phân loại cây
Chiều cao
Khoảng cách trồng
Khoảng cách tối thiểu đối với lề đường
Chiều rộng vỉa hè
1
Cây loại 1 (cây tiểu mộc)
£ 10m
Từ  4m đến 8 m
0,6m
Từ 3m đến 5 m
2
Cây loại 2 (cây trung mộc)
>10m đến 15m
Từ 8m đến 12m
0,8m
Trên 5m
3
Cây loại 3 (cây đại mộc)
>15m
Từ 12m đến 15m
1m
Trên 5m

Phụ lục 3: Một số quy cách trồng cây đường phố (Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị).
1. Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
2. Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
3. Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.
4. Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ  2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.
5. Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông.
6. Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị.
7. Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.
8. Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m.
9. Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m.

10. Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.