Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Trung tâm dịch vụ nuôi chim yến trong nhà


TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG – Dt: 091.4526205 – 0907957895  - 0903649782 – 0822142126  www.lapduan.com
http://vn.360plus.yahoo.com/thanhnv93
Chuyên: Tư Vấn Xây Dựng  nhà yến mới,
Tư vấn thiết kế xây dựng nhà nuôi chim yến, bán các thiết bị âm thanh dẫn dụ chim yến, lắp đặt nhà yến, cải tạo và bảo vệ nhà Yến cũ. Với đội ngũ kỹ sư thiết kế nhà nuôi chim yến trên 10 năm kinh nghiệm sẽ góp phần thành công ban đầu cùng quý vị và chúng tôi chuyên thực hiện công tác tư vấn và trợ giúp cho quý khách hàng nuôi chim yến trên khu vực từ Quảng Ngãi tới Cà Mau:
Xây dựng nhà yến là một công việc đầu tiên phải làm khi bước chân và lĩnh vực nuôi chim yến, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn những điểm cần lưu ý khi xây dựng nhà yến tạo sự khởi đầu thành công.
1. Địa điểm:
Khảo sát để biết lượng chim trung bình tại khu vực muốn xây dựng. Trung bình trên 10 cặp là có thể xây. Cần xét thêm về sinh cảnh khu vực muốn xây, nếu gần vùng biển, sông hồ, gần vùng đầm lầy hay rừng cây có nguồn thức ăn dồi dào, khu vực có khí hậu ôn hòa hơn những vùng lân cận… thì sản lượng thu hoạch sau này cao hơn.
Tránh xây dựng nơi đã có quá nhiều nhà nuôi yến do nhiều chi phí, độ rủi ro cao.
2. Diện tích:
Tùy thuộc vào khả năng của chủ đầu tư
Kích thước nhà nuôi yến lý tưởng là: rộng >=6m, dài >=15m, cao >=2 tầng. 
3. Những yếu tố kỹ thuật căn bản:
Phần xây:
- Nên làm tường 2 lớp, thông gió chéo, mái đỗ sàn có lớp đệm để bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm cho một quá trình lâu dài.
- Chống thấm và thoát nước mặt sàn tốt (phần quan trọng), có nhiều cách làm bảo đảm và tiết kiệm như sử dụng lưới, nylon…
- Bố trí hồ nước trong nhà (tầng trệt) để duy trì nhiệt độ, độ ẩm ổn định, hỗ trợ hệ thống tạo ẩm.
- Độ cao mỗi tầng trung bình 3m đến 3,5m.
- Phòng lượn thông suốt, bảo đảm cho chim sải cánh thoải mái, diện tích tối thiểu 20m2. Độ cao tối thiểu 2m tính từ mái sân thượng, bố trí thông gió, cách nhiệt.
4. Lắp đặt nhà Yến : bao gồm 4 phần căn bản.
Phần gỗ: Kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà
 - Là phần quan trọng do chim trực tiếp làm tổ, được gắn trực tiếp lên trần nhà theo quy cách 30 x 90cm; 40 x100cm; 40 x 120cm.
- Những điểm cần lưu ý: gỗ chuyên dụng nhà yến đã qua sấy khô, bào rãnh cho chim bám. Mặt gỗ rộng 15; 20cm, dày 2cm. Phần mặt dài của ô gỗ (90,100,120) phải đặt vuông góc với hướng vào của chim (song song với miệng lỗ).
- Lắp gỗ phải bảo đảm vuông góc, đều, không được hở trần.
Phần âm thanh:
 - Loa góc trong nhà: Sử dụng loại loa chuyên dụng (đế thạch anh), lắp và đi dây theo bản vẽ chi thiết của kỹ thuật. Trung bình 100m2 sử dụng 30 cặp loa. Đi dây theo chuẩn Hifi.
- Loa dẫn dụ: Sử dụng những loại loa chuyên dụng công xuất lớn hơn loa góc, đặt tại những vị trí thông tầng, thông phòng để trung chuyển chim vào hệ thống loa góc sinh sống.
- Loa miệng lỗ: Sử dụng một loa đặc biệt âm thanh lớn làm loa trung tâm miệng lỗ (loa hút chim), bên cạnh đó hỗ trợ bằng 2 loa dẫn dụ.
- Loa mái nhà: Loa có tần số cao để gọi chim từ xa về tập trung trên mái nhà yến,thông thường sử dụng loại loa có họng dài để khuếch đại tần số, làm bằng nhựa hoặc gang, chống được nước mưa, đế thạch anh tạo độ bền cao, đặt trên đỉnh mái nhà, có độ nghiêng để nâng cao tần số khuếch đại và giảm tiếng ồn.
- Ampli: Sử dụng ampli riêng biệt cho mỗi hệ thống loa. Loại ampli chuyên dụng của Malysia có đầu đọc USB, thẻ nhớ như Denn, Nikodo, Nippon...sử dụng rất tốt. Điều chỉnh âm lượng của từng hệ thống sao cho phù hợp, giảm dần từ loa mái nhà vào đến loa góc.
- Tiếng chim: Gồm tiếng ngoài nhà, tiếng trong nhà và tiếng miệng lỗ (sử dụng trong trường hợp chim về nhiều nhưng hạn chế ra vào miệng lỗ trong thời gian dài).

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét