Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Định hướng quy hoạch dự án đầu tư

www.lapduan.com

www.lapduan.info


Các định hướng quy hoạch trong phần này chỉ mang tính gợi ý, có thể đề xuất ý tưởng khác tùy theo thực tế và điều kiện cụ thể của từng khu vực.
1. Quy hoạch theo tuyến:
1.1. Nguyên tắc chung: Xây dựng hình ảnh của Khu Công nghệ cao thông qua tuyến cây xanh đường nhánh và các dãy cây xanh dọc các tuyến đường chính.
- Tùy theo các phân khu chức năng mà đoạn đường đi qua để lựa chọn cây có hình dáng, màu sắc phù hợp, thể hiện ý tưởng, hình ảnh khu vực; cách thức bố trí phụ thuộc vào chiều rộng vỉa hè (vỉa hè <5m chỉ bố trí cây bóng mát với chiều cao và chiều rộng tán phù hợp, vỉa hè≥5m trồng cây bóng mát kết hợp đường đi bộ, thảm cây trang trí dọc bó vỉa) và đảm bảo an toàn kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng bên dưới;
- Đồng thời, tùy theo từng phân đoạn, lộ giới đường để lựa chọn, bố trí đèn chiếu sáng theo phân cấp, đồng bộ với giai đoạn I: bố trí đèn chiếu sáng trên dải phân cách, bố trí một bên, hoặc hai bên vỉa hè theo hình thức so le, song song...đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng (TCXDVN 259:2001 tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị), đảm bảo an toàn khi lưu thông.
* Lưu ý kết hợp với cây xanh - chiếu sáng dọc tường rào các công trình và mảng xanh trước mặt tiền các dự án, một số đoạn thì liên kết với dãy cây xanh dọc các kênh, sông để tạo hệ thống cảnh quan theo tuyến.
- Trồng dây leo ở các bờ tường, trụ cầu của hệ thống đường dẫn, cầu vượt để tạo thêm nhiều mảng xanh trên đường, cần có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo và bảo vệ tường, trụ cầu; bố trí đèn chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế.
- Tại vị trí các nút giao thông: trồng cây thấp, được cắt tỉa gọn, không ảnh hưởng tầm nhìn, ngăn cách tầm đèn pha của ôtô; có thể kết hợp trụ đèn chiếu sáng công suất lớn và biểu tượng đặc trưng để tạo điểm nhấn.
- Nghiên cứu cây xanh cảnh quan dọc sông, kênh gắn với công tác cải tạo, nắn chỉnh hướng tuyến: trong phạm vi hành lang an toàn thì giữ lại hoặc trồng mới các cây có tính chất giữ đất (cây dừa nước, cỏ lưỡi mác, cỏ cóc kèn, cây ô rô, dây leo, các cây thân gỗ như cây dầu, cây bần, cây dừa); một số đoạn làm bờ kè có bố trí điểm dừng chân, bến bãi, công trình phục vụ. Trên dãy cây xanh dọc các tuyến kênh, sông chỉ đề xuất đèn trang trí tại một số khu vực điểm nhấn, đèn chiếu sáng an ninh tại các cửa sông, kênh, hạn chế bố trí tại các vị trí không cần thiết (khu vực trồng cây dạng rừng, khu vực không khai thác sử dụng cảnh quan).
- Xây dựng hình ảnh Khu Công nghệ cao qua dãy cây xanh dọc tường rào giáp với các tuyến giao thông đối ngoại; bố trí đèn chiếu sáng có công suất lớn tại một số vị trí nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh khu vực, không bố trí dàn trải.
1.2. Định hướng:
1.2.1. Quy hoạch trục đường:
a) Trục đường chính D1: (Hình 1)
- Đoạn 1, từ cổng vào đến chân cầu vượt: hiện đã đầu tư, bố trí cây xanh cảnh quan kết hợp biểu tượng, biểu trưng gợi ý, theo quy hoạch, dự án được duyệt
à Đề xuất cải tạo: trồng cụm cây trang trí tại góc vỉa hè đầu đường D1, kết hợp trụ đèn, biểu tượng, mảng xanh khu G3-a làm điểm nhấn lối vào, dọc trục thì trồng thêm các cây đại mộc, tán rộng, tạo bóng mát trên vỉa hè dọc lối đi bộ; tại các điểm có công trình thì trồng thêm cây dạng thảm, cây thân cỏ có hoa (mười giờ, cỏ lạc, cúc dại) sát bó vỉa (hiện chỉ trồng cỏ), kết hợp với cây xanh ở mặt trước các công trình; Đề xuất nghiên cứu lại gạch lát lối đi bộ, bố trí thêm các điểm dừng chân, phục vụ người lao động khi có nhu cầu di chuyển giữa các công trình.
- Đoạn 2, cầu vượt qua đường Lê Văn Việt: hiện đã hoàn thành.
à Đề xuất cải tạo: trồng cây thấp, cây dạng thảm dưới chân cầu tạo mảng xanh (hiện lát gạch kín) kết hợp chiếu sáng trang trí; trồng các cây leo có tính bao che tại vị trí trụ cầu (cây vảy rồng); và dọc lề bộ hành trồng các cây dây leo (tóc tiên, đậu biếc, bông giấy,...);  
- Đoạn 3, từ chân cầu vượt đến cầu Rạch Cang: chỉ trồng 1 loại cây bóng mát có hoa đẹp 1 màu (như bằng lăng tím hoặc cây điệp, bò cạp nước có hoa màu vàng), mang tính báo hiệu chuẩn bị vào khu vực có tính chất đặc biệt; kết hợp lối đi bộ bằng thảm cây thân cỏ (mười giờ, cỏ lạc);
Dải phân cách trồng cây thấp, bụi hình dáng tự nhiên, ít duy tu, cắt tỉa, cây không có hoa hoặc cây có hoa màu sắc tương tự cây vỉa hè, tạo sự thống nhất; bố trí đèn chiếu sáng đồng bộ với đoạn I.
- Đoạn 4, từ cầu Rạch Cang qua khu công viên G7 – G8: bên phía vỉa hè có công trình (Đội PCCC và Nhà Văn hóa) thì bố trí cây xanh theo quy cách kỹ thuật, bên còn lại thì kết hợp cảnh quan khu công viên G8 để tạo cảnh quan dạng rừng: cây có hình dáng tự nhiên, tạo sự tầng bậc, không theo quy cách, khoảng cách trồng. Đèn chiếu sáng trên dải phân cách đồng bộ suốt tuyến, trồng cây bụi hình dáng tự nhiên.
- Đoạn 5 đi qua khu không gian khoa học: trồng cây xanh bóng mát, không có hoa, có tán rộng, cành vươn dài tạo sự mát mẻ, yên tĩnh; chú trọng bố trí thảm cây dọc bó vỉa kết hợp lối đi bộ, dãy cây xanh, mặt nước, đèn chiếu sáng, trang trí trong phạm vi khoảng lùi của Khu Không gian khoa học (sẽ được nghiên cứu cụ thể trong Quy hoạch cảnh quan tỷ lệ 1/500 của khu Không gian Khoa học).
- Đoạn 6, cầu qua sông Chẹt: tương tự hình ảnh cầu vượt: trồng cây dây leo trên trụ cầu, dây leo có hoa dọc đường bộ hành, thảm cây xanh dưới chân cầu… bố trí chiếu sáng hai bên thân cầu đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Đoạn 7, từ chân cầu qua sông Chẹt đến cổng đường vành đai ngoài: có thể bố trí cây xanh - chiếu sáng tương tự Đoạn 1, tạo không 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét